Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
Theo đó, tổ chức, cá nhân trong sinh hoạt thường ngày có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Đăng ký dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý và nộp phí, giá dịch vụ theo quy định...
Và nếu như không phân loại rác tại nguồn, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt bằng tiền từ 15 - 20 triệu đồng. (Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)

Phân loại rác như thế nào mới không bị xử phạt?

Điều 5, Quyết định 44 nêu: Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:

  • Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật).
  • Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủytinh).
  • Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).

Quy định bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt như thế nào:

Về bao bì, thiết bị lưu chứa:  Bao bì (hay còn gọi là túi rác)

  • Không quy định màu sắc túi chứa rác.
  • Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng túi có màu trắng, màu xanh để chứa chất thải hữu cơ. Sử dụng các loại túi có màu sắc khác (trừ màu trắng, màu xanh) để chứa chất thải còn lại.

Túi chứa chất chất thải hữu cơ hoặc túi chứa chất thải còn lại được phân biệt bằng các hình thức như: dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi, màu sắc túi hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập kết hoặc giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển.

Các trường hợp sau đây, không bắt buộc dán nhãn hoặc đánh dấu trên túi chứa rác sinh hoạt để nhận biết:

  • Chủ nguồn thải, hộ gia đình sử dụng túi màu trắng, màu xanh để chứa chất thải hữu cơ.
  • Chủ nguồn thải, hộ gia đình sử dụng các loại túi trên thị trường đã có in dòng chữ để nhận biết.
  • Địa phương có quy định thời gian, tần suất thu gom riêng.

Thiết bị lưu chứa (hay còn gọi thùng rác)

  • Không quy định màu sắc thùng đựng rác.
  • Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng thiết bị lưu chứa là các thùng rác chuyên dùng của các nhà sản xuất có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ, thùng rác có màu xám để chứa chất thải còn lại.

Ngoài ra, Nếu bạn muốn phân loại rõ ràng chi tiết hơn, Kế toán KH xin đề xuất 1 lựa chọn nữa cho bạn. Các bạn có thể chia làm 3 loại, hãy xem hình bên dưới:

  • Chúng ta dùng màu XANH LÁ CÂY với chất thải như DỄ PHÂN HỦY : Rau củ quả, thức ăn dư thừa, hoa lá cây ành, bã trà, giấy ăn ...
  • Chúng ta dùng màu VÀNG với chất thải CÓ THỂ TÁI CHẾ : giấy, Carton, hộp giấy, bì thư, vỏ lon, hộp đựng trà, hộp kim loại, đồ nhựa, chai nhựa, bình xịt, quần áo cũ ...
  • Chúng ta dùng màu XÁM với chất thải khác KHÓ PHÂN HỦY :  nhãn chai, túi nilon, hộp đựng bánh, hộp đựng cơm, văn phòng phẩm, đồ gốm, sứ, thủy tinh, vỏ sò, vỏ trứng, đồ da, cao su, tấm xốp, đồng hồ, băng keo, đĩa CD ....

Các bạn có thể in hình trên ra, dán tại khu vực phân chia rác, trẻ em cũng có thể dễ dàng để phân biệt bằng màu sắc nếu chưa biết chữ.