Cách tính vốn hóa trong doanh nghiệp hiện nay là như thế nào?

Thuật ngữ vốn hóa xuất hiện rất nhiều trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, khá ít người hiểu vốn hóa là gì và vì sao phải tính vốn hóa của doanh nghiệp. 

1. Vốn hóa là gì?
Vốn hóa có tên tiếng Anh "Capitalization" được hiểu là tổng giá trị hiện tại của một công ty, trong một thời gian xác định. Vốn hóa bao gồm tổng giá trị cổ phiếu, các khoản nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại của một doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản, giá trị vốn hóa thị trường là tổng của giá trị từ các loại vốn cổ phần mà công ty đang phát hành hay là tổng số tiền cần bỏ ra để mua lại doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và là thước đo quy mô của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp được đánh giá là thành công hay thất bại phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của giá trị vốn hóa thị trường.

2. Có mấy loại vốn hóa?
Về cơ bản, vốn hóa được chia làm 2 loại: Vốn hóa trong ngành kế toán và vốn hóa trong ngành tài chính.

2.1. Vốn hóa trong ngành kế toán
- Đối với ngành kế toán, vốn hóa được xác định trên bảng cân đối kế toán bằng việc ghi nhận các khoản chi phí tài sản.

- Ngoài ra, một khoản cho thuê vốn là việc chuyển một khoản thuê hoạt động ngoài bảng cân đối sang bảng cân đối kế toán và ghi nhận lại, điều này được nhắc đến khá nhiều trong vốn hóa đối với ngành kế toán.

- Muốn làm được điều đó, đầu tiên kế toán viên cần xác định giá trị ngay tại thời điểm hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê hoạt động trong tương lai, đồng thời trên bảng cân đối kế toán phải ghi lại số tiền dưới dạng tài sản nợ tương ứng.

2.2. Vốn hóa trong ngành tài chính
- Ngoài giá trị sổ sách, giá trị thị trường của một doanh nghiệp là điều mà các nhà đầu tư cần lưu tâm trong quá trình phân tích. Giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của vốn.

- Giai đoạn bị thừa hoặc thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi đối với các công ty. Doanh thu của doanh nghiệp không còn đủ khả năng để chi trả các chi phí vốn là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng thiếu vốn.

3. Cách tính vốn hóa của một doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
Để tính được vốn hóa của một doanh nghiệp, cần nắm rõ giá cổ phiếu hiện tại và số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, cụ thể công thức tính vốn hóa của một doanh nghiệp như sau:

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại (X) số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường

Ví dụ: Một doanh nghiệp có 50 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 30 USD. Tính giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.

Theo công thức trên, ta có: Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp = 30 USD X 50 triệu = 150 triệu USD.

4. Vốn hóa có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa của vốn hóa đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, cụ thể như sau: 

(i) Đối với doanh nghiệp: 

- Làm nổi bật rõ quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác trên thị trường.

- Các công ty hoạt động lâu năm và đi đầu trong ngành là biểu hiện rõ nhất của vốn hóa cao. Trái lại, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biến động khác nhau trên thị trường thường có vốn hóa thấp.

(ii) Đối với nhà đầu tư:

- Khi đầu tư cổ phiếu, xác định cụ thể mức độ rủi ro và tính thanh khoản là điều cần thiết đối với một nhà đầu tư.

- Trong tương lai, tiềm năng phát triển của các loại cổ phiếu cũng cần xem xét một cách cụ thể. Tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định, về lâu dài đem lại lợi nhuận cao cho các công ty có mức vốn hóa lớn. Ngược lại, sự tăng trưởng nhanh và mạnh sẽ là tiềm năng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Không chỉ dừng lại ở đó, vốn hóa còn cung cấp đa dạng sự lựa chọn, đồng thời xác định rủi ro khi đầu tư cổ phiếu.