Sắp tới Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ được sửa đổi và trong đó sẽ bổ sung quy định về xử lý chứng từ điện tử đã lập sai. Vậy cụ thể như thế nào? 
1. Đề xuất bổ sung quy định về xử lý chứng từ điện tử đã lập sai
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Hiện tại, Nghị định 123/2020/NĐ-CP chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về việc xử lý đối với chứng từ điện tử đã lập sai. Do đó, Dự thảo đã đề xuất bổ sung quy định này vào Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, Khoản 21 Điều 1 của Dự thảo đề xuất bổ sung Điều 34a vào Nghị định 123/2020/NĐ-CP về xử lý chứng từ điện tử đã lập như sau:

“21. Bổ sung Điều 34a như sau:

“Điều 34a. Xử lý chứng từ điện tử đã lập

1. Trường hợp chứng từ lập sai nội dung thì tổ chức thực hiện hủy chứng từ điện tử, riêng trường hợp đã gửi chứng từ điện tử cho người nộp thuế thì tổ chức phải lập biên bản ghi rõ nội dung sai, số, ngày chứng từ đã lập sai có chữ ký xác nhận của người nộp thuế trước khi hủy chứng từ điện tử.

2. Trường hợp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập nhưng có sai sót và đã gửi cho người nhận thu nhập thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập biên bản ghi rõ nội dung sai, số, ngày chứng từ khấu trừ đã lập sai, người nhận thu nhập đã hoặc chưa quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với chứng từ có sai sót này, có chữ ký xác nhận của người nhận thu nhập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sau khi đã hủy chứng từ khấu trừ lập sai, tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập chứng từ khấu trừ mới thay thế để gửi cho người nhận thu nhập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số chứng từ khấu trừ hủy bỏ. Trường hợp biên bản ghi nội dung người nhận thu nhập đã quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì người nhận thu nhập có trách nhiệm khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu chứng từ khấu trừ mới thay thế làm giảm số thuế được hoàn hoặc giảm số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau."

2. Các loại chứng từ theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ bao gồm các loại sau:

(i) Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:

- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

- Biên lai gồm:

+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá.

+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá.

+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

(ii) Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.

3. Đề xuất sửa đổi quy định về xử lý hóa đơn điện tử đã lập sai
 

Điều 3. Giải thích từ ngữ - Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.

5. Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

6. Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.