Đình công thế nào là hợp pháp và thủ tục tiến hành được quy định như thế nào?

1. Đình công hợp pháp
Một cuộc đình công được cho là hợp pháp khi đáp ứng được đủ những yêu cầu sau:

- Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, trong phạm vi quan hệ lao động;

- Những người lao động phải cùng làm việc cho một người sử dụng lao động;

- Vụ việc tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;

- Không tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do chính phủ quy định (Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP);

- Không vi phạm quy định về cấm, hoãn, ngừng đình công.

2. Thời điểm phát sinh quyền đình công
Theo Điều 199 Bộ luật Lao động 2019, quy định tổ chức đại diện NLĐ có quyền tiến hành các thủ tục đình công trong các trường hợp sau:

- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

3. Thẩm quyền tổ chức đình công
- Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

- Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

4. Trình tự đình công
Điều 200 Bộ luật lao động 2019 quy định đình công gồm 3 bước sau:

Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động.
Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.

Thời gian, hình thức lấy ý kiến (bằng phiếu hoặc chữ ký) để đình công do Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày

Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: Phương án của Ban chấp hành công đoàn về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của tập thể lao động và ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.

Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.

Bước 2: Ra quyết định đình công.
Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

- Kết quả lấy ý kiến đình công;

- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

- Phạm vi tiến hành đình công;

- Yêu cầu của tập thể lao động;

- Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.

Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.

Bước 3: Tiến hành đình công.
Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trước và trong quá trình đình công
Căn cứ Điều 203 Bộ luật lao động 2019 quy định về Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công:

Các bên có quyền Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động

Tổ chức đại diện người lao động có các quyền sau đây:

  • Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
  • Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

  • Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
  • Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
  • Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019.

- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.nh công thế nào là hợp pháp và thủ tục tiến hành được quy định như thế nào?