Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, Phụ lục HĐLĐ là thứ cần thiết để các bên có nhu cầu để sửa đổi, bổ sung và quy định chi tiết nội dung trong hợp đồng lao động:

1. Phụ lục HĐLĐ là gì?
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là “HĐLĐ”).

Phụ lục HĐLĐ có thể được sử dụng để sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong hợp đồng lao động; hoặc, được dùng để quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động. Từ mục đích sử dụng như vậy, Phụ lục HĐLĐ có thể được phân thành 02 loại sau đây:

- Phụ lục quy định chi tiết một số nội dung trong HĐLĐ: loại Phụ lục này có thể lập cùng lúc với HĐLĐ hoặc trong thời gian thực hiện HĐLĐ, nhằm quy định chi tiết về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, thời hạn, v.v.

- Phụ lục quy định bổ sung hoặc sửa đổi một số nội dung HĐLĐ: loại Phụ lục này thường được lập trong thời gian thực hiện HĐLĐ, nhằm điều chỉnh một số nội dung như: điều chỉnh thời hạn hợp đồng; điều chỉnh tiền lương, phụ cấp hoặc chế độ phúc lợi khác; thay đổi vị trí, chức danh công việc; v.v.

Theo khoản 1 Điều 33 Bộ luật lao động 2019 quy định với phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng lao động thì bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho bên kia

2. Phụ lục HĐLĐ cần đảm bảo những nội dung gì?
Khi lập Phụ lục HĐLĐ, các bên cần cung cấp thông tin của các bên giao kết giống như việc giao kết HĐLĐ ban đầu, trừ trường hợp Phụ lục được giao kết cùng lúc với HĐLĐ.

Phụ lục HĐLĐ dùng để quy định chi tiết một số nội dung của HĐLĐ phải đảm bảo KHÔNG dẫn đến cách hiểu khác với nội dung trong HĐLĐ đó.

Phụ lục HĐLĐ dùng để sửa đổi, bổ sung một số nội dung của HĐLĐ phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực, nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động

Ngoài ra, nếu sử dụng Phụ lục HĐLĐ để sửa đổi thời hạn HĐLĐ thì không được làm thay đổi loại HĐLĐ đã giao kết.

Ví dụ:
Các bên đã giao kết HĐLĐ xác định thời hạn 36 tháng thì không được sửa đổi thời hạn thành không xác định thời hạn; Hoặc, các bên đã giao kết HĐLĐ mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thì không được sửa đổi thời hạn thành từ 12 tháng trở lên. Thay vào đó, các bên tiến hành giao kết HĐLĐ mới.

3. Được ký kết Phụ lục HĐLĐ tối đa bao nhiêu lần?
Trước đây, theo quy định Nghị định 05/2015/NĐ-CP, phụ lục hợp đồng chỉ được ký một lần để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động 

Tuy nhiên, với quy định mới tại BLLĐ năm 2019, phụ lục không còn được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động. Do đó, không còn giới hạn đối với số lần ký đối với bất kì trường hợp ký phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết hay sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 BLLĐ 2019 sẽ bị phạt tiền với mức như sau:

1

Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động 2.000.000 đồng - 4.000.000 đồng
2 Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động 4.000.000 đồng - 10.000.000 đồng
3 Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng
4 Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động

20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

5 Vi phạm từ 301 người lao động  30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng

Căn cứ pháp lý: 
- Bộ luật Lao động 2019
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP